Lịch sử Làn_sóng_Hàn_Quốc

2000 - 2009: Làn sóng Hallyu ở châu Á

Bước sang thế kỉ 21, nhiều quốc gia ở Đông Á đã nhận thấy được sự phát triển của phim truyền hìnhnhạc pop Hàn Quốc. Năm 2000, cô ca sĩ K-pop BoA bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình dưới trướng công ty SM Entertainment và hai năm sau đó, album Listen to my heart của cô trở thành album đầu tiên của một ca sĩ Hàn Quốc bán được hơn 1 triệu bản tại Nhật.[11]

Bên cạnh thành công ban đầu của Làn sóng Hallyu, còn có một sự phát triển đáng chú ý không kém trong những sản phẩm văn hóa nhập khẩu đến từ Đài Loan, quốc gia mà cũng giống như Hàn Quốc khi là một trong Bốn con hổ châu Á. Sự lan toả làn sóng văn hóa đại chúng Đài Loan xảy ra sớm hơn một chút, trước khi Làn sóng Hallyu được biết đến ở châu Á. Năm 2001, bộ phim truyền hình Đài Loan "Vườn sao băng" được phát sóng và đã nhanh chóng thu hút khán giả từ khắp nơi trong khu vực. Nó trở thành bộ phim được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử truyền hình Philippines,[12] tập trung hơn 10 triệu người xem mỗi ngày chỉ tính riêng ở Manila,[13] đưa các nam chính của nhóm nhạc Đài Loan F4 trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm.[14] Sự phổ biến của F4 lan rộng khắp châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt NamPhilippines. Sau thành công của họ, nhiều boyband khác của xứ Đài cũng nổi lên cùng thời gian đó như 5566, 183 ClubPhi Luân Hải. Năm 2002, một phóng viên của BBC miêu tả các thành viên của F4 từ những diễn viên vô danh trước đó đã "tạo nên làn sóng hâm mộ cuồng nhiệt khắp châu Á" như một hệ quả tất yếu sau thành công của "Vườn sao băng".[15] Sự phổ biến của "Vườn sao băng" (được chuyển thể từ bộ truyện tranh Nhật Bản "Con nhà giàu") có thể là do hai yếu tố sau đây:- Sự đồng cảm của khán giả với điểm nhấn riêng trong việc thăng tiến cảm xúc cùng nhân vật chính.- Sự chú trọng rõ rệt tới ham muốn tình cảm của phụ nữ - Khởi nguồn từ những tình tiết kịch theo khuôn mẫu đánh trúng tâm lý phụ nữ, "Vườn sao băng" quảng bá sự hấp dẫn, quyến rũ của các nam diễn viên (do nhóm nhạc thần tượng F4 thủ vai), đem đến cho phụ nữ một sự tự do nhất định trong việc biểu đạt tình yêu.[16][17]

Như một hệ quả tất yếu sau thành công của "Vườn sao băng", phần tiếp theo của nó "Vườn sao băng II" dần dần được phát sóng ở nhiều quốc gia châu Á, trước khi nguồn nguyên liệu này sau đó lần lượt được chuyển thể bởi các đài truyền hình ở Nhật Bản, Hàn QuốcTrung Quốc. Phiên bản của đài KBS Hàn Quốc được đổi tên thành "Boys Over Flowers" dựa trên một bộ truyện tranh cùng tên của Nhật Bản lâu đời trước đó.

Năm 2002, bộ phim truyền hình Hàn Quốc "Bản tình ca mùa đông" trở thành sản phẩm đầu tiên của thể loại phim thần tượng Hàn Quốc bắt kịp với thành công của "Vườn sao băng", thu hút người hâm mộ ở châu Á với doanh thu của các sản phẩm liên quan đến Bản tình ca mùa đông như những bộ DVD và các tiểu thuyết vượt mốc 3,5 triệu USD tại Nhật Bản.[18] Năm 2004, cựu Thủ tướng Nhật là ông Koizumi Junichiro phát biểu rằng vai nam chính trong bộ phim còn "nổi tiếng hơn cả tôi tại Nhật Bản".[19]

Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc khác được phát sóng trong những năm tiếp theo, như "Ngôi nhà hạnh phúc" và "Nàng Dae Jang Geum" cũng đã cho thấy mức độ thành công ngang ngửa không thua không kém.[20]

Kể từ năm 2002, xu hướng chương trình truyền hình tại Đông Nam Á bắt đầu trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ khi phim truyền hình Hàn QuốcĐài Loan lấp đầy khoảng trống vốn dành cho các bộ phim Hollywood trong suốt thời gian đầu.[12] Mặc dù phim truyền hình Hàn dần dần lấn át những sản phẩm cùng thể loại đến từ Đài Loan nhưng phần lớn fan châu Á vẫn quan tâm chủ yếu đến các nhóm nhạc Đài như F4, S.H.EPhi Luân Hải. Sự đột phá của K-pop chỉ bắt đầu với sự ra mắt của TVXQSuper Junior mà sau này hai boyband này được đài BBC ca ngợi như một cái tên dưới cùng một nhà trong khu vực.[21]

Trong khi đó, sự phổ biến của phim truyền hình Hàn Quốc tiếp tục lan rộng khắp lục địa châu Á, với nhiều nam diễn viên Hàn được miêu tả không những ngọt ngào, lãng mạn, nhạy cảm mà còn rất đẹp trai.[cần dẫn nguồn] Những phóng sự về phụ nữ châu Á di chuyển đến Hàn Quốc để "tìm một người chồng Hàn" bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, bao gồm một bài báo trên Washington Post về hàng nghìn phụ nữ Nhật Bản "cuồng nhiệt" định cư vì "không gì hơn một người bạn đời Seoul",[22] một bài viết trên tạp chí Thời đại đưa tin rằng giới trẻ từ Tokyo cho tới Đài Bắc đang chết mê chết mệt các ca sĩ Hàn,[23] và một tiêu đề trên CNN về hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc gào thét để có cơ hội được gặp boyband K-pop Super Junior, dẫn đến một vụ hỗn loạn.[24]

Cho đến cuối những năm 2000, nhiều nhóm nhạc Đài Loan không còn bắt kịp được với các đồng nghiệp K-pop nữa.[cần dẫn nguồn] Dẫu rằng một số nhóm nhạc Đài như F4Phi Luân Hải tiếp tục duy trì một lượng fan tuy nhỏ mà trung thành ở châu Á, nhưng giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã nhanh chóng tiếp nhận các nhóm nhạc K-pop như Big BangSuper Junior, mà cả hai nhóm này đã và đang thu hút một lượng fan khổng lồ đến từ Nam Mỹ, nhiều khu vực của Đông Âu, vùng Trung Đông, và cho tới một lượng fan nhỏ hơn ở phương Tây (đặc biệt là trong cộng đồng người nhập cư gốc Á, Trung Đông, gốc Phi hay Đông Âu).[cần dẫn nguồn]

2010 - nay: Hallyu và sự toàn cầu hoá

Phải nói từ thập kỉ 2010 - 2019 là thập kỷ huy hoàng nhất cho Hallyu cũng như rất nhiều nghệ sĩ khác mở con đường Hallyu ra phương Tây thay vì châu Á như ban đầu. Những nhóm hoặc ca sĩ tiêu biểu từ gen 2 như Girl's Generation, Big Bang, EXO, Wonder Girls, PSY, BoA, đã mở lối ra cho sự khởi đầu cho con đường đến thị trường phương Tây khá khắc nghiệt. Những năm gần đây nhóm nhạc BTS đã mang lại ảnh hưởng lớn cho Kpop cũng như ảnh hưởng đến các nước phương Tây.

Một số nhóm tiêu biểu từ gen 3 đồng thời là gen 4, hiện đang theo lối đi như BTS, Blackpink, Red Velvet, Twice,... Và dân mạng dự đoán rằng những nhóm này sẽ cùng nhau mở to hơn nữa con đường đến phương Tây của Hallyu cho những nhóm nhạc tương lai của Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Làn_sóng_Hàn_Quốc http://news.asiaone.com/News/Latest+News/Showbiz/S... http://news.chosun.com/site/data/html_dir/2008/08/... http://articles.cnn.com/ng%C3%A0y http://times.hankooki.com/lpage/culture/200601/kt2... http://times.hankooki.com/lpage/opinion/200601/kt2... http://www.ikoface.com http://nwww.koreaherald.com/view.php?ud=2011123000... http://www.mysinchew.com/node/14541 http://www.ourorient.com/articles/relations/korean... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,3...